Mỗi loại hàng hóa đều có những yếu tố ảnh hưởng thúc đẩy giá trị. Tuy nhiên, có một số yếu tố phổ biến nhất định đóng vai trò quyết định giá cho hầu hết các loại hàng hóa:
Nhu cầu thị trường
Nguồn cung
Đồng Đô la
Sự thay thế
Thời tiết
– Nhu cầu thị trường
Các quốc gia đã và đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ đang tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ song song với sự phát triển kinh tế. Do đó, họ có nhu cầu ngày càng cao về nhiều hàng hóa cơ bản và nguyên liệu thô như cây trồng và vật nuôi để nuôi sống con người, kim loại cho cơ sở hạ tầng và năng lượng cho nhà máy, nhà ở, trang trại. Nhu cầu của các thị trường này có tác động rất lớn đến giá cả hàng hóa. Dấu hiệu suy giảm kinh tế ở các quốc gia này có thể làm giảm giá hàng hóa và ngược lại.
– Nguồn cung
Sự khan hiếm hay phong phú của hàng hóa có thể gây ra sự biến động lớn trong giá cả của chúng. Lấy ví dụ trong nhóm nông nghiệp, quy mô về năng suất cây trồng hàng năm có thể gây tác động ảnh hưởng đến giá. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cũng có thể kể đến như tình hình chính trị, môi trường, hoặc lao động ở các quốc gia sản xuất lớn. Ví dụ, các quy định về môi trường có thể dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy khai thác và sản xuất kim loại và giá kim loại sẽ tăng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung này. Mức tồn kho cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung của những hàng hóa có sẵn. Nếu có tồn kho, thì rõ ràng nguồn cung đang dư, và ngược lại; giá cả cũng vì thế mà thay đổi dựa vào tư duy nắm bắt giá của khách hàng.
– Đồng Đô la
Là tiền tệ dự trữ của thế giới, quy định giá cả của hàng hóa. Khi giá trị đồng Đô giảm so với những đồng tiền khác, hiển nhiên phải mất nhiều Đôla hơn để mua hàng hóa. Nói cách khác, người bán nhận được ít đôla hơn khi bán hàng lúc giá cao, và nhiều đôla hơn khi bán hàng hóa ở giá thấp hơn. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ việc làm, hoặc GDP của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến đồng đôla, đồng thời tác động đến giá cả của hàng hóa.
– Danh mục thay thế
Nguyên tác ‘kinh tế thay thế’ tạo ra rủi ro khi đầu tư vào hàng hóa. Khi giá hàng hóa tăng, người mua sẽ tìm sự thay thế rẻ hơn, nếu nó có sẵn. Ví dụ, nhôm có thể thay thế cho đồng trong nhiều ứng dụng công nghiệp vì cơ bản là nó rẻ hơn. Tương tự, như việc lựa chọn thay thế ngô, yến mạch, lúa mỳ, lúa mạch để làm thức ăn chăn nuôi trong hoạt động nông nghiệp.
– Thời tiết Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhiều giá trị hàng hóa. Trong nông nghiệp, hạn hán hay ngập lụt kéo dài có thể làm hạn chế mùa vụ và làm giá hàng hóa tăng cao (thiếu cung cơ bản). Trong năng lượng, bão hay thời tiết cực lạnh cũng hạn chế hoạt động khai thác, tinh luyện và tạo thiếu hụt nguồn cung. Thời tiết lạnh sẽ đẩy cao nhu cầu sử dụng nguyên liệu để sưởi ấm, hay thời tiết nóng bức có thể làm tăng nhu cầu về điện để cung cấp năng lượng cho việc điều hòa không khí
Tại sao nên giao dịch hàng hóa?
Có rất nhiều lí do để giao dịch hàng hóa bao gồm:
Tăng trưởng dân số
Lạm phát
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
– Tăng trưởng dân số
Dân số tăng, dẫn đến các vấn đề về nhân khẩu tạo ra cơ hội đầu tư vào tất cả các loại hàng hóa. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tích vào năm 2050 sẽ có 6.4 tỷ người thành phố. Xu hướng này sẽ tạo nên nhu cầu rất lớn đối với kim loại khi các thành phố xây dựng cơ sở hạ tầng. Không chỉ có dân số tăng, mà mọi người còn giàu hơn. Những thành tựu về sự giàu có sẽ sớm thuộc về các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á và Châu Phi. Những quốc gia giàu có và đông dân sẽ có yêu cầu cao về sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc và gia súc để nuôi sống công dân, hoặc bông và len để dệt mặc. Gia tăng dân số cũng tạo ra nhu cầu cao về sử dụng năng lượng, khi người dân bắt đầu di cư từ nông thôn lên thành phố. Gần 1.3 tỷ người, bao gồm ¼ dân số Ấn Độ không được sử dụng điện. Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra nhu cầu mới về nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho vận tải, nhà ở, và doanh nghiệp.
- Lạm phát
Đầu tư vào hàng hóa là cách để chống lạm phát. Hầu như tất cả hàng hóa đều trở nên đắt hơn nếu các nền kinh tế rơi vào giai đoạn lạm phát. Các chính sách tiền tệ phù hợp từ các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã giữ lãi suất toàn cầu ở mức thấp và tạo ra sự đầu cơ dàn trải trên nhiều loại tài sản khác nhau. Trong một vài quan điểm, đầu cơ có thể xuất hiện cả trong thị trường hàng hóa. Một khi đồng Đô la suy yếu, có thể tạo ra lạm phát hoặc đầu cơ đẩy giá hàng hóa cao hơn.
– Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Phần lớn nhà đầu tư có tài sản trong cổ phiếu và trái phiếu. Hàng hóa cung cấp cho doanh nhân, thương nhân thêm một lựa chọn để đa dạng hóa và giảm rủi ro trong tổng thể danh mục đầu tư của họ,