Thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

Thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

Thắt chặt và nới lỏng tiền tệ chắc hẳn anh chị em đã nghe nhiều lần. Nhưng có thể chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Vì thế trong bài viết này, Kamethod cố gắng nêu ra những từ ngữ dễ hiểu nhất để có thể hiểu rõ việc thắt chặt và nới lỏng tiền tệ có tác động như thế nào đến nền kinh tế thế giới.

Khi nền kinh tế suy thoái ngân hàng trung ương (NHTW) các nước ( ở Mỹ là FED ) thường sẽ hạ lãi suất và bơm tiền.

Còn khi nền kinh tế đang trên đà phát triển quá mức thì chính sách tăng lãi suất thường sẽ được đưa ra và thực hiện.

Tại sao lại như vậy?

Chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

Chính sách nới lỏng tiền tệ

Chính sách nới lỏng tiền tệ được NHTW sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu. NHTW áp dụng nới lỏng định lượng ( QE ) bằng cách mua các tài sản tài chính từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác (quỹ hưu trí, doanh nghiệp) nhằm bơm một lượng tiền xác định vào nền kinh tế.

Xem thêm: Nới lỏng định lượng là gì?

Biện pháp này khác so với cách truyền thống là mua bán trái phiếu chính phủ nhằm giữ lãi suất thị trường ở mức mục tiêu. Nới lỏng tiền tệ sẽ làm tăng dự trữ dư thừa (mức cao hơn dự trữ bắt buộc) tại các ngân hàng. Đồng thời làm tăng giá của tài sản tài chính, từ đó làm giảm lợi suất của các tài sản này.

Chính sách nới lỏng tiền tệ mở rộng thường bao hàm nghiệp vụ NHTW mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn nhằm làm giảm các mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường. Tuy nhiên, khi lãi suất ngắn hạn đã gần ở mức 0 hoặc bằng 0%, thì chính sách tiền tệ truyền thống sẽ không thể hạ thấp lãi suất được nữa( cũng có trường hợp lãi suất âm như ở Nhật ).

Nới lỏng tiền tệ có thể được sử dụng nhằm kích thích kinh tế bằng cách mua các tài sản dài hạn như vậy sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống.

Khi các ngân hàng thương mại bán được tài sản cho NHTW các ngân hàng này sẽ có nhiều tiền hơn để cho vay, từ đó nền kinh tế sẽ có nhiều tiền để tài trợ cho các dự án kinh doanh, các dự án kinh doanh sẽ sử dụng nhiều nhân công hơn, việc làm được tạo ra và kinh tế được kích thích để phát triển.

Đối với chính sách tiền tệ của FED, mục tiêu giảm thiểu thất nghiệp là mục tiêu cao nhất, khác với ưu tiên của các NHTW khác trên thế giới, ví dụ ECB là ưu tiên giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.

Chính sách thắt chặt tiền tệ

Chính sách thắt chặt tiền tệ ( Tight Monetary Policy ) bao gồm một loạt các hành động được NHTW thực hiện nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh hay kiềm chế lạm phát đang leo thang.

NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn thông qua thay đổi chính sách đối với lãi suất chiết khấu (đối với Mỹ thì là lãi suất quỹ liên bang FED).

Lãi suất tăng làm cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn hơn do các khoản thanh toán lãi vay cũng tăng theo, bao gồm mọi hình thức vay nợ như khoản vay cá nhân, thế chấp và lãi suất trên thẻ tín dụng. Việc tăng lãi suất cũng làm cho việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, vì lãi suất tiết kiệm cũng tăng theo. Điều này sẽ khiến lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm đi.

Trong môi trường chính sách thắt chặt tiền tệ, việc giảm cung tiền có thể giúp làm giảm đáng kể hoặc ngăn chặn lạm phát. Ở Mỹ, FED thường xuyên xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời kì kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Lãi suất quỹ liên bang được nhiều nền kinh tế trên thế giới sử dụng làm lãi suất cơ bản vì vậy lãi suất quỹ liên bang tăng thường sẽ kéo theo lãi suất đi vay tăng trong toàn bộ nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ thắt chặt còn có thể được sử dụng phối hợp với chính sách tài khóa thắt chặt, được các cơ quan lập pháp và chính phủ ban hành bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ. NHTW cũng có thể bán trái phiếu do chính phủ phát hành trên thị trường mở để hấp thụ vốn trong nền kinh tế. 

Chúng ta cũng có thể hiểu theo cách đơn giản là:

  • Chính sách nới lỏng tiền tệ: Là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất. Tạo công ăn việc làm.
  • Chính sách thắt chặt tiền tệ: Là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư. Ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế để kiểm chế lạm phát.

Một chu kỳ kinh tế chia làm 4 giai đoạn chính: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Chu kì này thường là 10 năm.

Tùy vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế mà NHTW sẽ quyết định thực hiện chính sách nào trong chính sách nới lỏng và thắt chặt tiền tệ.

Nói chung nguyên lý điều hành là như ở trên. Khi xem xét các yếu tố này một cách thận trọng trong một nền kinh tế cụ thể thì sẽ cần rất nhiều thông tin tổng hợp.

Chính sách nới lỏng và thắt chặt tiền tệ tuy là một thuật ngữ tuy có vẻ khó. Nhưng nếu bạn theo dõi thị trường tài chính thường xuyên thì việc này rất dễ để phân tích.

Từ khóa:

Chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ
Các vấn đề xoáy quanh chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ là gì?
Liên thị trường- Chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *