NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Supply Demand là gì?
- Supply demand hay còn gọi là lý thuyết cung cầu. Đó là đi tìm những vùng giá xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán. Khiến cho giá có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
- Vùng Supply hay còn gọi là vùng cung, ở tại đây người bán chiếm nhiều hơn người mua khiến giá có thể đi xuống.
- Vùng Demand hay còn gọi là vùng cầu, ở đây áp lực mua rất mạnh khiến cho giá được đẩy lên.
2. Kháng cự hỗ trợ là gì?
Kháng cự là hành động bán, ngăn cản không cho xu hướng giá tăng cao hơn.
Hỗ trợ là hành động mua, ngăn cản không cho xu hướng giá giảm thấp hơn.

3. Xác định vùng hỗ trợ, kháng cự.
A. Xác định vùng kháng cự
Vùng Kháng cự (Resistance) là vùng giá mà tại đó nhu cầu bán được xem là đủ mạnh để kìm giá lại, làm giá không thể tăng thêm được nữa.
Ngưỡng kháng cự là mức giá hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ giảm mạnh hơn.

B. Xác định vùng hỗ trợ
Vùng hỗ trợ (Support) là vùng giá mà tại đó nhu cầu mua được xem là đủ mạnh để giữ giá không bị giảm sâu hơn nữa.
Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng cao hơn.

4. Kháng cự chuyển thành hỗ trợ.
5. Hỗ trợ chuyển thành kháng cự.
6. Trend line và đường xu hướng
Các điểm hỗ trợ có mức giá tăng lên => Xu hướngtăng
Các điểm hỗ trợ hình thành trend tăng (Up Trend)
Các điểm kháng cự có mức giá giảm => Xu hướnggiảm
Các điểm kháng cự hình thành trend giảm (Down Trend)
A. Vẽ đường xu hướng như thế nào?
Để vẽ đường xu hướng đúng, điều bạn cần là tìm 2 đỉnh chính hoặc đáy chính và nối chúng lại với nhau.
Hãy nhìn ví dụ bên dưới:
Hình: Đường xu hướng giảm

Hình: đường xu hướng tăng
B. Một số dạng xu hướng
Có 3 dạng xu hướng:
- Xu hướng tăng : đáy sau cao hơn đáy trước
- Xu hướng giảm đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
- Xu hướng đi ngang : dao động đi ngang trong vùng cung cầu ( hỗ trợ kháng cự)
C. Một số điều quan trọng cần nhớ về đường xu hướng:
- Cần ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ 1 đường xu hướng đúng nhưng nó cần đến 3 ĐIỂM để xác nhận 1 đường xu hướng.
- Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
- Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng sẽ mạnh hơn nếu nó được chạm vào nhiều lần nhưng không phá vỡ.
- Một điều quan trọng là KHÔNG BAO GIỜ cố gắng vẽ đường xu hướng cho “vừa vặn” với thị trường. Đơn giản là nếu đường xu hướng không phù hợp với thị trường thì nó đã bị sai, đừng cố gắng điều chỉnh cho nó vừa.
7. Kênh giá – Channel
A. Kênh giá là gì?
Nếu chúng ta đào sâu hơn về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng hoặc đường xu hướng giảm thì chúng ta sẽ tạo ra được kênh.
Kênh giá này giúp xác định điểm mua và bán. Cả đỉnh và đáy của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Hình: Kênh giá giảm
Để tạo một kênh tăng, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và và di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Để tạo một kênh giảm, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thằng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất.
Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng, có thể dùng như tín hiệu bán.
B. Có 3 dạng kênh giá
- Kênh tăng (giá tạo các đỉnh cao mới và đáy cao mới).
- Kênh giảm (giá tạo các đỉnh thấp mới và đáy thấp mới).
- Kênh ngang (một khoảng – ranging)
C. Những điều cần nhớ về kênh giá
- Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng cần phải song song với nhau.
- Vùng đáy của kênh giá là vùng xem xét mua, còn vùng đỉnh của kênh giá là vùng xem xét bán.
- Giống như vẽ đường xu hướng, ĐỪNG BAO GIỜ ép giá vào trong kênh mà bạn muốn.
8. Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
A. Có 2 dạng giao dịch
- Giao dịch khi giá bật lại – Boune
- Giao dịch khi giá phá vỡ – Break
A1. Giao dịch khi giá bật lại – Bounce
Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nhiều người giao dịch đã sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công.
Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không. Như vậy sẽ có rủi ro.
Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự.
Trường hợp này chính là việc tránh bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi giá chưa có dấu hiệu quay đầu.

A2. Giao dịch phá vỡ – Break:
Mọi người luôn nghĩ rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi nhưng sự thật là nó thường xuyên bị phá vỡ.
Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu “dội lại” như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự.
B. Có 2 cách để giao dịch là:
- Cách hung hăng (aggressive).
- Cách dè dặt (conservative)
B1. Cách hung hăng – Aggressive way
Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh.

B2. Cách dè dặt – Conservative Way
Muốn giao dịch được theo phương pháp này, bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra.

Chú ý rằng việc retest lại vùng phá vỡ này không phải lúc nào cũng diễn ra. Nhiều khi giá sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ mà không hồi.
Chính vì vậy, hãy luôn sử dụng lệnh dừng lỗ và đừng bao giờ giữ lệnh chỉ vì hi vọng.
Trên đây là những điểm chính và cách giao dịch của vùng cung cầu, hi vọng sẽ giúp các bạn nắm rõ thêm về quy luật tâm lí của các nhà giao dịch trên thị trường.
Nếu có thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi để hiểu rõ chuyên sâu hơn.
Mình thấy rất chi tiết rõ ràng cụ thể và diễn giải dễ hiểu.Đối với cá nhân mình mới,đang tìm hiểu về TTCK. Perfect ! Cám ơn bạn KhươngDang18
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
đây là những cơ bản ma người mới cần nắm rõ để tham gia tt và cám ơn Khương đã cho 1 bài viết hữu ích…