Dầu thô là một nhiên liệu trong cuộc sống con người ? Nhưng nó cấu tạo là gì ? Ứng dụng là gì ? Những yếu tố tác động đến dầu cũng như giá đầu là gì ? Đặc biệt, chiến lược giao dịch ” Abitrage” đình đám cũng sẽ được chia sẻ bên dưới.
Thanh Huyền, Duy Hải và KAMETHOD xin trân trọng khi chia sẻ cũng như lược dịch những tài liệu hữu ích cho cộng đồng.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Dầu thô là gì?
Dầu thô hay còn gọi là dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch các mỏ dầu được hình thành trong quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành Hirdocacbon rồi lắng đọng sâu trong lòng đất quá trình này phải mất hàng triệu năm. Tuy nhiên một số mỏ dầu lại được hình thành trên bề mặt Trái đất và được con người biết ngày từ thời kỳ cổ đại.
Ngày nay dầu thô được sử dụng rộng rãi trên thế giới như vật liệu xây dựng và y tế.Tuy nhiên mãi đến thế kỉ 19 thì lượng tiêu thụ dầu mới bùng nổ.
Thời kỳ mới của dầu thô
Tiêu thụ nhiên liệu tăng lên nhanh chóng ở khi vực Châu Âu và Bắc Mỹ chủ yếu là than đá và rồi mối quan tâm về dầu mỏ được lan rộng khắp toàn cầu. Những giàn khoan hiện đại đầu tiên trên thế giới được đặt tại đế quốc Nga và lan tỏa trên Châu Âu và Bắc Mỹ .
Cũng do làn sóng công nghiệp này mà Hoa Kỳ bước vào thời kỳ cơn sốt vàng đen và trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Ban đầu dầu sau khi lọc chỉ được dùng để thắp sáng thay cho mỡ cá voi. Dầu có hiệu suất tốt hơn than và dễ vận chuyển hơn các loại khí đốt.
Lượng dầu được tiêu thụ nhiều hơn ở thế kỷ 20 đặc biệt trong quá trình vận tải cùng với sự phát triển của ôtô và cải tiến trong động cơ tàu thủy và vận tải hàng không trong thế chiến thứ 1.
Quy trình lọc dầu thô
Hình: Quy trình lọc dầu thô
Sau khi được khai thác, dầu sẽ được chiết suất trong nhà máy lọc dầu và được trưng cất để tách Hirdocacbon. Phía trong tháp trưng cất đều có những tầng mỗi tầng sẽ có nhiệt độ khác nhau để lọc các sản phẩm dầu thô khác nhau.
Các phân tử nhẹ hơn sẽ bay lên đỉnh tháp nơi nhiệt độ rơi vào khoảng 20 độ C khí này sẽ được hóa lỏng và sử dụng cho bật lửa và đun nấu.
30-105 độ C : sẽ thu được xăng.105C-160 độ C : ta thu được nguyên liệu cho ngành hóa dầu để tạo ra nhựa sàn phẩm dệt may tổng hợp , thuốc và mĩ phẩm.
160-230 độ C dầu hỏa để chạy động cơ máy bay.
230-425 độ C sẽ lọc được diesel sử dụng cho ôtô và dầu nóng sử dụng trong sinh hoạt.
450 độ C Cuối cùng dư lượng lưu hình còn sót lại sẽ được đun nóng tới 450 độ C tạo thành nhiên liệu nặng để chạy tàu thủy ngoài và sản xuất nhựa đường.
Dầu thô được vận chuyển trong thùng có dung tích 159 lít và giá dầu sẽ tính theo số thùng.
Các loại dầu thô
Mỗi khu vực giao dịch chính đã thiết lập các tiêu chuẩn để theo dõi biến động giá trong các mặt hàng dầu như:
West Texas Intermediate (WTI): là một loại Dầu thô ngọt nhẹ, có trọng lực khoảng 40 trên thang đo Trọng lực của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) và có hàm lượng Lưu huỳnh thấp.
Dầu thô Brent: là một loại dầu thô ngọt nhẹ từ vùng Biển Bắc. Trọng lực của nó tương tự như WTI, nhưng hàm lượng lưu huỳnh của nó cao hơn một chút. Nếu nhìn dưới góc độ đầu tư Dầu thô, thì chất lượng của Brent y hệt như WTI.
Dubai Crude: còn được gọi là Fateh, thì đậm đặc hơn (nặng hơn) so với cả WTI và Brent và có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn, làm cho nó trở thành một loại dầu thô có tính chua. Fateh chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng giao dịch dầu và cũng được xem như là một thước đo chuẩn cho việc vận chuyển Dầu thô tại các chuyến hàng ở Trung Đông.
OPEC Reference Basket: là mức trung bình có trọng số của hỗn hợp các loại Dầu thô được sản xuất trong khu vực OPEC và chúng còn nặng hơn cả WTI và Brent cộng lại.
Bonny Light: là một loại dầu thô ngọt nhẹ từ Nigeria và được xem là phong vũ biểu cho giá dầu châu Phi. Đặc tính của nó tương tự như WTI và Brent, và trên thực tế, nhu cầu về Bonny Light chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà máy lọc dầu châu Âu và Mỹ.
Urals: là một loại Dầu thô nặng trong ngành xuất khẩu dầu của Nga.
Cuộc chiến dầu thô
Hãy tưởng tượng nếu một ngày không có dầu thô thì sẽ như thế nào?
Khi không có dầu thô thì xe cộ, máy bay , tàu thủy ,.. đầu sẽ trở thành một đống sắt vụng. Các nhà máy xí nghiệp đều đóng cửa vì không thể sản xuất. Và nền kinh tế sẽ biến mất.
Cho nên nếu nắm được quyền kiểm soát dầu thô, thì quốc gia hay doanh nghiệp có thể kiểm soát cả nền kinh tế hoặc thậm chí là cả quả đất này. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến dầu thô.
Hiện tại trên thế giới có 3 thái cực đang nắm trong tay quyền chi phối loại vàng đen này:
OPEC : Một tổ chức gồm nhiều nước khai thác và xuất khẩu dầu ở trung đông đứng đầu là Saudi Arabia hay còn gọi là Ả rập xê-út.
Nhóm các nước đứng đầu là Nga
Mỹ ( dầu thô của Mỹ không phải dầu truyền thống mà là dầu đá phiến).
Khi dịch bệnh covic bùng nổ ở Trung quốc thì phương tiện đi lại giảm khá nhiều. Mà Trung quốc lại là nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Sự sụp giảm nguồn cầu kiến cho giá dầu giảm mạnh. Vì vậy OPEC đã ngồi lại với Nga và các nước cùng phe với nga bàn luận việc giảm sản lượng bán ra thị trường với hy vọng tăng giá dầu lên.
Tuy nhiên do sự phức tạp của dịch bệnh làm cho sự giảm năng suất của các quốc gia này ko hiệu quả. OPEC lại một lần nữa kêu gọi Nga giảm sản lượng. Tuy nhiên, Nga lại muốn giá dầu giảm để Mỹ gặp khốn đốn bởi vì chi phí khai khác dầu của Mỹ gần như gấp đôi của Nga.
Cho nên nếu giá dầu giảm Nga cũng bị thiệt hại nhưng vẫn có lãi. Tuy nhiên, Ả rập xê út có vẻ không mấy hài lòng về quyết định của Nga và quyết đinh dạy cho Nga một bài học. OPEC đã bán ra thị trường nhiều dẩu hơn kiếm thị trường ngập tràn dầu. Điều này làm giá dầu giảm một cách khủng khiếp. Dẫn đến giá dầu rơi xuống mức âm vào tháng 4/2020.
Điều gì ảnh hưởng đến giá dầu thô
Nguồn cung và cầu dầu thô
Bất cứ điều gì làm gián đoạn tới việc cung cấp dầu thô nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá dẩu thô. Các yếu tố như thời tiết khắc nghiệt, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố, bất ổn chính trị và các quyết định cùa các tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô (OPEC) đều có khả năng đẩy giá dầu thô lên hoặc xuống.
Kể từ khi dẩu thô được sử dụng để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ xăng, khí đốt cho đến phân bón và mỹ phẩm. Nhu cầu về các sản phẩm này cũng ảnh hưởng đến cả giá dầu thô. Khi nhu cầu về các sản phẩm này giảm thì nhu cầu về dầu cũng sẽ giảm vả điều này cũng gây tác động tiêu cực lên giá dầu thô.
Số lượng tồn kho, doanh số và bản báo cáo tình trạng dầu mỏ của EIA (Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ) cung cấp để làm sáng tỏ sự khó khăn trong việc kiểm soát tổng lượng dầu tiêu thụ. Các trader có thể nhìn vào báo cáo này để hiểu rõ hơn về nhửng yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu.
Chính sách OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là một tổ chức đa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới, bao gồm các nước: Algerie, Libya, Nigeria,Angola, Iran, Iraq, Kuwait, Quatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập Thốngnhất, Venezuela, Ecuado.
OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu mỏ, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu nhằm tăng, giảm hoặc giữ giá dầu, nói chung là khống chế giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Thời tiết
Thói quen tiêu thụ theo mùa cũng có thể có ảnh hưởng đến giá của dầu thô. Trong suốt những tháng thời tiết lạnh, khí đốt sẽ được tiêu thụ nhiều hơn những tháng ấm.
Ngược lại, mùa hè tại Mỹ thường xuyên thấy sự tăng giá xăng do không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao. Mùa bão ở bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ cũng ảnh hưởng đến giá dầu do cơn bão gây ra mối đe dọa cho nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico. Các nhà đầu cơ nhận thức được thói quen này để đưa ra quyết định giao dịch của họ.
Tiền tệ
Mỹ là quốc gia xuất khẩu dầu nhiều nhất thế giới. Cũng chính vì thế đồng USD là đổng tiền có sức ảnh hưởng to lớn tới giá dầu thế giới. Từ khi dầu mỏ được định giá bằng đồng USD, một sự yếu đi của đồng tiền này có thể bắt buộc những nhà xuất khẩu dầu mỏ tăng giá sản phẩm của họ, nhằm thu lại giá trị mất đi do đồng USD mất giá khi xuất khẩu dầu.
Như một hệ quả tất yếu, giá dầu được cho là giảm khi đồng đôla Mỹ trong xu thế tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác như Euro hay Yên Nhật.
Nguồn năng lượng thay thế
Việc nâng cao nhận thức về lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió có thể làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của thế giới. Ô tô điện cũng phải chịu trách nhiệm, cũng như cam kết của các chính phủ khác nhau về việc cấm sản xuất ô tô chạy bằng xăng và dầu mới trong những năm tới.
Điều này có thể khiến giá dầu giảm do nguồn cung có thể vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, trong trường hợp nhu cầu giảm, nhiều khả năng OPEC và các khu vực sản xuất dầu khác trên thế giới sẽ giảm nguồn cung để giữ giá ở mức có lợi.
Các nhà giao dịch kinh doanh trên thị trường dầu mỏ nên theo dõi sự phát triển và ngày càng phổ biến của các nguồn năng lượng thay thế để đảm bảo rằng họ đang thực hiện các giao dịch phù hợp với xu hướng của ngành.
Chính trị
Như đã đề cập ở trên, dầu có rất nhiều công dụng đối với xã hội và kinh tế nên việc một quốc gia có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào cũng góp phần đưa nền kinh tế đất nước đó đi lên.
Cho nên các nước không ngừng tranh dành để sở hữu cho mình nhiều mỏ dầu nhất, điểu này cũng làm cản trở sự khai thác dầu ở các quốc gia. Hay việc thay đổi chính sách của Mỹ hay các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến gia dầu của thế giới.
Cuộc khủng hoảng thế giới ở các nước sản xuất dầu làm giá dầu tăng đáng kể. Vì các nhà giao dịch hàng hóa luôn lo lắng cuộc khủng hoảng sẽ gây hạn chế nguồn cung.
Vào tháng 1/2012, khi nhiều nhà quan sát tìm thấy vô số bằng chứng chứng tỏ Iran đang sử dụng eo biển Hormuz như là 1 vũ khí chống lại Mỹ. Khiến Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu bắt đầu các biện pháp trừng phạt Iran về tài chính. Iran trả đũa bằng cách dọa sẽ đóng eo biển Hormuz. Hoa Kỳ tiếp tục đáp trả bằng các biện pháp an ninh, tấn công Israel nếu cần thiết.
Điều này đã khiến giá dầu tăng từ 95 đến 100 USD/ thùng từ tháng 11 đến tháng 1. Vào giữa tháng Hai, dầu đã phá đỉnh hơn 100 USD/ thùng và giao dịch quanh mức này.
Sau đây là top 5 những điều liên quan đến dầu mỏ mà bạn cần biết
Top 5 quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất
- Hoa Kỳ
- Ả rập xê út
- Nga
- Iraq
- Iran
Top 5 quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất
- Venezuela
- Ả rập xê út
- Canada
- Iran
- Iraq
Top 5 quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất
- Mỹ
- Trung Quốc
- Ấn độ
- Nhật Bản
- Nga
Top 5 mỏ dầu lớn nhất Việt Nam
-Mỏ Bạch Hổ ( Vũng Tàu )
-Mỏ Sư tử đen
-Mỏ Sư tử Vàng
-Mỏ Sư tử Trắng
-Mỏ Sư tử Nâu
Cách hưởng lợi nhuận rất hay trong việc giao dịch
(Phần này KAMETHOD lược dịch từ quyển COMMODITY FUNDAMENTAL của tác giả Ronal C. Spurga)
Thị trường dầu thô bao gồm thị trường phái sinh và giao ngay. Khi giá các sản phẩm xăng dầu biến động liên tục phản ảnh quy luật cung cầu, người mua và người bán tham gia vào một cuộc giao dịch kéo dài để có được giá cố định, hơp đồng tương lai (hợp đồng phái sinh) là phương tiện bảo hiểm giúp cá nhân và doanh nghiệp tránh được rủi ro biến động giá.
Thị trường phái sinh chiếm 90% sản phẩm được phân phối, và thị trường giao ngay chiếm phần còn lại. Thị trường giao ngay dầu cũng giống như bất kỳ thị trường giao ngay nào: Nếu nhà cung cấp hết hàng từ nguồn cung của họ, họ sẽ phải mua từ một nguồn khác với giá cao hơn.
Khi đến kỳ đáo hạn, giá hợp đồng tương lai (phái sinh) có xu hướng tiếp cận hoặc “hội tụ” với giá giao ngay. Nếu có sự khác biệt về giá giao ngay và giá tương lai, khả năng xảy ra chênh lệch giá vẫn tồn tại. Trước tiên, chúng ta xem xét kỹ thuật giao dịch ““cash-and-carry”” như sau: nếu giá giao ngay thấp hơn giá kỳ hạn một khoảng lớn hơn chi phí vận chuyển, bạn sẽ bán kỳ hạn, sau đó mua hàng bằng tiền mặt và giao hàng để tất toán hợp đồng.
Đây là những phương thức giao dịch khá cơ bản, nhưng bạn không được quên chúng. Và khi bạn cần tránh rủi ro tăng giá của hàng hóa trong tương lai, bạn sẽ sử dụng nghiệp vụ bảo hiểm bằng cách mua hợp đồng tương lai.
Ví dụ: khi bạn muốn ký hợp đồng với khách hàng sẽ giao hàng ở một mức giá nhất định tại một thời điểm đã được định trước. Bạn sẽ mua các hợp đồng tương lai (the “long hedge”) ở thời điểm mà giá hợp đồng đang biến động bằng với giá bạn đã thỏa thuận với khách hàng.
Đến hạn giao hàng, bạn sẽ mua sản phẩm trên thị trường giao ngay; và khoản lỗ mua hàng ở thị trường giao ngay do biến động giá sẽ được bù đắp bằng khoản lời từ việc bạn thanh lý hợp đồng tương lai.
Một số nhà giao dịch lớn nhất trên thị trường phái sinh là các công ty lọc dầu, với một số lượng hạn chế: Chevron / Texaco, ConocoPhillips, ExxonMobil, Marathon, Murphy, Royal Dutch / Motiva, Valero Energy và Premcor. Các nhà máy lọc dầu này sử dụng kỹ thuật giao dịch được gọi là “spreading” – mua và bán đồng thời các hợp đồng với các kỳ hạn khác nhau.
Kĩ thuât giao dịch “spreading” có ý nghĩa như sau: Chênh lệch giá giữa các tháng thể hiện cả chi phí vận chuyển sản phẩm (lưu kho, bảo hiểm, tài chính) theo từng giai đoạn giữa các lần giao hàng cũng như kỳ vọng của thị trường về giá hàng hóa trong tương lai.
Khi gần đến tháng giao hàng, các hợp đồng sẽ được chuyển giao và chịu chi phí lưu giữ. Tìm kiếm lợi nhuận bằng cách hưởng chênh lệch giữa khoảng cách của những tháng giao hàng trong tương lai và giá giao thực tế của cùng loại hợp đồng nối tiếp nhau, điều này được biết như là việc đầu tư không rủi ro.
Nói chung, nếu nguồn cung cấp dầu thô, xăng, dầu lửa hoặc khí đốt tự nhiên trở nên khan hiếm, như khi cơn bão Katrina làm gián đoạn sản xuất dầu thô và khí tự nhiên ở Vịnh Mexico, các thương nhân sẽ mua kỳ hạn ngay lập tức trước khi họ tìm được cách nhập hàng, trước khi giá cả leo thang.
Khi nguồn cung dồi dào (và chúng ta có thể không bao giờ quay lại kịch bản này ở các hàng hóa năng lượng), các thị trường giao dịch hàng hóa sẽ thể hiện chi phí lưu kho được phản ánh vào giá.
Sự biến động tương quan giữa các thị trường cần được theo dõi chặt chẽ, vì chúng có thể đem lại lợi nhuận cho nhà giao dịch. Khi chọn kỳ hạn để giao dịch, các nhà giao dịch nên hiểu rõ cả thị trường họ đang kinh doanh và các kỳ hạn khác nhau giữa các hợp đồng tương lai.
Một phương thức giao dịch khác là “Abitrage (kinh doanh chênh lệch giá)” – việc mua và bán đồng thời các hợp đồng tương lai với hai vị thế khác nhau. Arbitrage tương tự như spread.
Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất đối với một chiến lược giao dịch thành công là có kiến thức sâu rộng và nắm chắc những điều cơ bản. Cơ bản là phải xác định được chênh lệch giá giữa hàng hóa giao ngay tại một điểm giao hàng xác định và ở tương lai gần hoặc xa hơn. Nói một cách dễ hiểu, cơ bản là phải xác định giá của hàng hóa ở hiện tại so với tương lai, hay nói khác hơn là chênh lệch giữa giá hiện tại và giá tương lai.
Thông thường, giá trị cơ bản của hàng hóa ở hiện tại sẽ phụ thuộc vào chi phí lưu kho, bảo hiểm và chi phí tài chính trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, những khác biệt về địa điểm và sản phẩm sẽ được tính tương đương theo một phép tính cơ sở.
Nếu người dùng đang phòng ngừa rủi ro cho dầu lửa hoặc xăng có hàm lượng lưu huỳnh hoặc chỉ số octan khác với mức quy định trong hợp đồng, thì biến động giá của loại mặt hàng đó có thể không khớp chính xác với giá giao sau – có thể cao hoặc thấp hơn một chút.
Các nguyên lý để tận dụng sự chênh lệch giữa giá hiện tại và giao sau tương tự như những cách mà ta áp dụng để bảo hiểm cho rủi ro biến động động giá.
Nếu một đại lý giữ hàng tồn kho và bán các hợp đồng kỳ hạn như một bảo hiểm, thì họ ở vị thế “long the basis”. Khi đó, đại lý sẽ thu lợi nếu giá giao ngay sau đó tăng hơn giá giao sau hoặc nếu giá kỳ hạn giảm nhiều hơn giá giao ngay. Khi đại lý có nghĩa vụ giao sản phẩm và mua các hợp đồng tương lai so với vị trí tồn kho ngắn của mình, thì đại lý sẽ mở vị thế “short the basis”.
Nếu giá dầu giao sau tăng nhiều hơn giá giao ngay, nhà phân phối sẽ nhận được thêm lợi nhuận từ phía kỳ hạn của của nghiệp vụ bảo hiểm.
Dầu thô là mặt hàng được giao dịch sôi động nhất trên thế giới. Giao dịch phái sinh dầu thô trên các sàn New York Mercantile Exchange (NYMEX) và International Petroleum Exchange (IPE) ở London. Hai loại dầu thô chính được giao dịch trên NYMEX: dầu thô ngọt nhẹ WTI- dầu Brent.
Các nhà máy lọc dầu ưa chuộng dầu WTI hơn vì nó có hàm lượng lưu huỳnh thấp và tạo ra một khối lượng lớn các sản phẩm có giá trị cao như xăng và dầu lửa. Còn dầu Brent được khai thác từ vùng Biển Bắc.
Hợp đồng tương lai NYMEX cho dầu WTI yêu cầu 1.000 thùng (42.000 gallon) giao đến Cushing, Oklahoma. Đây là sàn có thanh khoản nhất để giao dịch dầu thô và có lượng hợp đồng phái sinh hàng hóa lớn nhất thế giới. Tính thanh khoản và sự minh bạch của nó khiến nó trở thành một chuẩn mực quốc tế.
Bài viết có lẽ rất dài, chính vì vậy, cảm ơn các bạn đã đọc hết cho đến phần này. Nếu các bạn có cần thêm thông tin về dầu thô cũng như cách giao dịch dầu thô hợp pháp tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ KAMETHOD để đưcọ hướng dẫn và tư vấn cụ thể nhé!