Hàng hóa phái sinh là một sân chơi tài chính mới mẻ ở thị trường tài chính Việt Nam. Tuy đã có mặt trên thế giới hàng chục năm, các sàn giao dịch phái sinh hàng hóa trên thế giới đã phát triển lớn mạnh, nhưng kênh đầu tư này mới chính thức được Việt Nam cho phép và hội nhập quốc tế từ tháng 8/2018, qua Nghị định 51 của Bộ Công Thương.
Đặc điểm nổi bật của thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam
- Pháp lý đảm bảo
Thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam được quản lý bởi Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam, Sở này được Bộ Công Thương thành lập và cấp phép hoạt động theo các nghị định Chính phủ 158/2006/NĐ-CP và 51/2018/NĐ-CP - Giao dịch 2 chiều
Đây là đặc điểm mà các nhà đầu tư hàng hóa phái sinh cá nhân cực kỳ ưa thích, nó mang đến nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận, cả khi thị trường tăng/giảm hay sideway - Liên thông quốc tế
Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế của Mỹ, Anh, Úc, Nhật: CBOT, ICE, TOCOM,…. giúp cho thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam trở nên thanh khoản cao và minh bạch - Phí giao dịch hợp lý
Chỉ với mức phí giao dịch nhỏ cho mỗi lệnh, không phí qua đêm, không lãi vay margin - Nạp rút tiền nhanh qua ngân hàng Việt Nam
Đầu tư hàng hóa phái sinh ở Việt Nam cực kỳ yên tâm về vấn đề thanh khoản, nạp rút vì Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên kết trực tiếp với các ngân hàng Việt Nam như ACB, Techcombank, Vietcombank - Đa dạng sản phẩm giao dịch
Với hơn 20 mã sản phẩm, thị trường mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư hàng hóa phái sinh
Những điều cần biết khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh ở Việt Nam
Thị trường Hàng hóa là một trong những nền tảng thuộc hệ thống giao dịch tài chính toàn cầu. Đối với giao dịch chuyên nghiệp mà nói, kiến thức về thị trường Hàng hóa là rất quan trọng: giá trị lợi nhuận lớn có thể được tạo ra khi nhà giao dịch có chuyên môn sâu với các vấn đề thúc đẩy giá trị của hàng hóa và am hiểu cơ chế giao dịch trên thị trường này.
Giao dịch Hàng hóa trực tuyến ra đời mang lại cơ hội tiếp cận thị trường giao dịch toàn cầu cho nhà đầu tư, nhà giao dịch với số vốn khiêm tốn với sự trợ giúp của các Sở giao dịch Hàng hóa, Thành viên Kinh doanh và Thành viên Môi giới trực thuộc các Sở.

Hàng Hóa trên các Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng Hóa (thương phẩm) là những mặt hàng cơ bản, hoặc vật liệu thô trong thương mại được các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mua và bán. Thương phẩm thường là nhân tố để cấu thành sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ.
Sự khác biệt của Hàng Hóa thương phẩm so với các loại hàng hóa khác chính là ở đặc tính tiêu chuẩn hóa và được hoán đổi với các hàng hóa khác cùng loại. Những đặc tính này làm cho Hàng Hóa đạt chuẩn niêm yết trên các Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh. Điều này có nghĩa là hai đơn vị tương đương của cùng một mặt hàng sẽ có giá trị gần như thống nhất ở mọi nơi trên thế giới (*không bao gồm các yếu tố vùng miền như chi phí vận tải và thuế).
Nhìn chung, Hàng Hóa được khai thác, trồng trọt, sản xuất và được giao dịch với khối lượng khổng lồ để thúc đẩy thanh khoản và tối ưu hóa hiệu quả thương mại toàn cầu. Những thị trường này mang lại sự minh bạch cho nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà đầu tư trong việc mở rộng kinh doanh và giao dịch trên các Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh. Những ví dụ của Hàng Hóa thương phẩm có thể kể đến như Ngô, Lúa mỳ, Đồng và Dầu thô.