MACD là gì? KAMETHOD xin giới thiệu với anh chị em về một chỉ báo về xu hướng được rất nhiều người sử dụng kỹ thuật tin dùng. Mỗi chỉ báo đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy độ “sâu” của mỗi trader mà chỉ báo này mang lại sự hiệu quả riêng. Mời anh chị em cùng tìm hiểu bài bên dưới nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
MACD là gì? CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT
MACD là gì?
MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.
Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:
Sự giao cắt của đường trung bình giá.
Biểu đồ MACD
Sự phân kỳ của MACD
GIAO DỊCH TRỰC TIẾP HÀNG HÓA PHÁI SINH, CHỨNG KHOÁN CÙNG MACD ĐỂ NẮM RÕ MACD LÀ GÌ.
MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)
Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.
Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.
Hình: Tín hiệu giá bị yếu sau một thời gian tăng mạnh
Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện
Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.
Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.
MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.
Cách sử dụng biểu đồ MACD là gì?
Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD
Điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD là gì?
Có 2 điều quan trọng chính:
– Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.
– Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.
Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá. Việc sử dụng tốt MACD giúp dự đoán được khả năng tạo xu hướng rất tốt.
MACD được sử dụng trong tất cả thị trường tài chính: Chứng khoán, Hàng hóa, Forrex,..
MACD tam kì phân đoạn, một tín hiệu thể hiện xác suất đảo chiều lớn mà nhà giao dịch cần quan tâm.
Sau khi đã tìm hiểu về MACD là gì? Mời anh chị em xem tiếp các chỉ báo có độ tin cậy cao như:
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Chỉ số ADX là gì?
Chỉ số ADX (Average Directional Index) là một chỉ số kỹ thuật được phát triển bởi Welles Wilder để ước lượng sức mạnh xu hướng và xác định biến động giá có thể xảy ra tiếp theo bằng cách so sánh sự khác biệt giữa hai mức thấp và mức cao.
Chỉ số ADX giúp nhà giao dịch có thể xác định:
Tín hiệu mỗi khi thị trường tồn tại xu hướng
Lọc ra các giao dịch ngược xu hướng để nhà giao dịch biết được diễn biến của sản phẩm mình đang giao dịch
MACD là gì? Học phân tích kỹ thuật
MACD là gì? Thực thành phân tích tại HCM
MACD là gì? Tại sao nên sử dụng chỉ báo này?
Sự khác nhau giữa các chỉ báo và MACD là gì?
KAMETHOD sẽ hỗ trợ đến anh chị em có nhu cầu. Liên hệ KAMETHOD nhé!
Hàng hóa phái sinh có nên đầu tư? 1 số lời khuyên hữu ích giao dịch hàng hóa