Một trong những chỉ báo để xem sự mạnh yếu của dòng tiền với các dữ liệu giá cả và khối lượng để phân tích điểm mua bán. MFI– một trong những lựa chọn của những nhà phân tích kỹ thuật ưa tính thực dụng. Vậy Kamethod giới thiệu và tổng hợp những gì quan trọng để ACE hiểu rõ MFI là gì trong chứng khoán nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
MFI là gì?
Chỉ báo dòng tiền trong tiếng Anh là Money Flow Index – viết tắt là MFI.
Chỉ báo dòng tiền (MFI) là một chỉ báo kĩ thuật sử dụng giá và khối lượng giao dịch, để xác định các điều kiện quá mua hoặc quá bán của một tài sản.
Chỉ báo dòng tiền cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự phân kì của giá, dấu hiệu cho sự thay đổi xu hướng giá. Giá trị chỉ báo dòng tiền nằm trong khoảng từ 0 đến 100.
Không giống như các chỉ báo thông thường khác, như chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI), chỉ báo dòng tiền kết hợp cả dữ liệu giá cả và khối lượng giao dịch thay vì chỉ dùng mỗi giá cả
Chỉ báo dòng tiền có nhiều công thức tính khác nhau, công thức phổ biến nhất là:
Chỉ báo dòng tiền = 100 – (100/ (1 + Tỉ lệ dòng tiền))
Trong đó:
– Tỉ lệ dòng tiền = Dòng tiền âm của 14 kì/ Dòng tiền dương của 14 kì
– Dòng tiền thô = Giá thông thường * Khối lượng giao dịch
Giá thông thường = (Giá đỉnh + Giá đáy + Giá đóng cửa)/ 3
Khi giá tăng giữa hai giai đoạn thì dòng tiền thô của kì tiếp theo dương. Ngược lại, khi giá giảm từ kì này qua kì khác thì dòng tiền kì sau sẽ âm.
Ghi chú: số lượng kì có thể thay đổi tùy chỉnh
Tính chất của MFI
Một trong những chức năng chính để sử dụng chỉ báo dòng tiền (MFI) là khi xuất hiện sự phân kì.
Hiện tượng phân kì là giá dịch chuyển theo hướng ngược lại của xu hướng trước đó, và nó là một tín hiệu của một sự đảo chiều giá tiềm năng.
Ví dụ chỉ báo dòng tiền cao bắt đầu giảm xuống dưới mức 80, đồng thời giá chứng khoán cơ sở tiếp tục tăng, là tín hiệu đảo chiều giá giảm.
Hình: Chỉ báo MFI và giá trên biểu đồ- MFI là gì trong chứng khoán |
Ngược lại, chỉ báo MFI từ rất thấp leo lên trên mức 20 trong khi chứng khoán cơ sở tiếp tục bị bán tháo, là tín hiệu đảo chiều giá sang xu hướng tăng. Các nhà giao dịch cũng theo dõi sự phân kì rộng hơn bằng các mô hình sóng của giá và MFI. Cần kẻ những trendline để xác định khi nào phá vỡ khỏi xu hướng
Các mức quá mua và quá bán cũng được sử dụng kèm với MFI để báo hiệu các cơ hội giao dịch tiềm năng. Giá trị chỉ báo dòng tiền ở dưới 10 và trên 90 là rất đáng quan tậm. Tuy nhiên giá trị ở 2 mức đó chỉ nên quan tâm và có quyết định giao dịch khi chỉ số phá vỡ trendline và có nến xác nhận sẽ tăng độ chính xác hơn.
Nếu MFI nhỏ hơn 10 thì các nhà giao dịch sẽ mua, còn nếu lớn hơn 90 thì họ thường sẽ bán chứng khoán trong trường hợp dự đoán giá sớm, việc này đôi lúc cũng sẽ bị nhiễu.
Sự phân kì
Cũng giống như các chỉ báo khác, như MACD, RSI, (xem thêm)..MFI cũng có sự phân kì về giá và chỉ báo.
Khi giá càng tăng lên cao, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước tuy nhiên chỉ báo vượt trên ngưỡng 80 và có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là phân kì âm- xu hướng giá rất dễ giảm xuống.
Ngược lại, Khi giá càng giảm xuống, đáy sau thấp hơn đáy trước tuy nhiên chỉ báo xuống ngưỡng 20 và có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Đây là phân kì dương- xu hướng giá rất dễ tăng lên.
Ví dụ:
Hình: Chỉ báo MFI phân kì âm – MFI là gì trong chứng khoán |
MFI là gì trong chứng khoán
Trong chứng khoán, MFI được sử dụng để xác định mức độ tham gia của dòng tiền vào hay ra của một cổ phiếu dựa vào khối lượng giao dịch khớp lệnh và giá được tính trong khoảng thời gian được xác định.
Hình: Đồ thị cổ phiếu HSG tháng 7/2022. bài viết MFI là gì trong chứng khoán.
Hình ví dụ của cổ phiếu HSG bên trên ta có thể thấy từ tháng 5 và tháng 10/2021 đã tạo 2 đỉnh và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước tuy nhiên MFI cũng đã tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Vì thế sự phân kì âm báo hiệu có sự rủi ro đảo chiều ở giai đoạn này.
Tháng 1/2022 đến tháng 7/2022 cho đáy sau thấp hơn đáy trước tuy nhiên chỉ báo MFI cho đáy sau cao hơn đáy trước báo hiệu trước sự chuyển động giá hướng lên.
Cần chú ý vùng kháng cự khi giá hướng lên để chốt được giá tốt nhất.
MFI là gì trong hàng hóa
Cũng như trong chứng khoán, MFI cũng là chỉ báo để xác định tình trạng quá mua và quá bán của một loại hàng hóa.
xem thêm phân tích hàng hóa tại: khuongdang18- tradingview-MFI là gì trong chứng khoán
MFI là gì trong Forex
Trong Forex, MFI cũng dùng để xác định tình trạng quá mua và quá bán của một cặp tiền tệ.
xem thêm phân tích forex tại: khuongdang18- tradingview- MFI là gì trong chứng khoán
MFI và sự kết hợp với các chỉ báo khác
Thông thường, MFI có sự tương đồng với các chỉ báo như RSI, Stochatic,..để xác định tình trạng quá mua và quá bán trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Chỉ báo này danh cho những nhà kỹ thuật thích đánh ngắn hạn. Chính vì vậy sẽ rất tốt để kết hợp thêm chỉ báo dài hạn như Momentum, MACD,..trong một hệ thống giao dịch.
Liên hệ để được tạo bộ chỉ số miễn phí (click)
Tổng kết
Việc phân tích kỹ thuật đòi hỏi sự quan sát có tính kiên định, chỉ báo có thể có những điểm chết nhưng quan trọng trong việc kỷ luật, quản trị vốn tốt để tránh bị tổn thất lớn khi xác suất thất bại thành hiện thực. Vì các nhà giao dịch cần giữ bình tĩnh trong mọi tình huống để đưa ra quyết định tốt nhất. Các bạn đang xem về bài viết MFI là gì trong chứng khoán, Kamethod hi vọng bài viết này hữu ích để việc giao dịch của các bạn được tốt hơn khi áp dụng đúng các chỉ báo vào hệ thống của riêng mình.
quay lại Trang chủ
Xem thêm:
RSI là gì?
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
MFI là gì trong chứng khoán?
MACD là gì?
MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.
Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
MFI là gì trong chứng khoán