Trong phân tích kỹ thuật, ta được biết đến một thuật ngữ với tên gọi “momentum” (đà tăng, động lượng, xung lực) thể hiện sức mạnh kéo theo sau xu hướng. Momentum trong chứng khoán nói riêng và trong tài chính nói chung được đo bằng một số chỉ báo kỹ thuật khác (RSI, Stochastic, MACD). Mỗi chỉ số lại có cách tiếp cận khác nhau và công thức áp dụng riêng. Trong bài viết này, KAMETHOD không nói về cách tính của tất cả các chỉ báo đó, mà chỉ ra cách xác định Momentum bằng cách xác định hành vi giá, vì bản chất của giá sẽ đi nhanh hơn chỉ báo.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
MOMENTUM TRONG CHỨNG KHOÁN
Momentum bao gồm các chỉ báo nào?
MACD, RSI, Momentum,..Các chỉ báo này có những công thức tính khác nhau, tuy nhiên các chỉ báo thuộc về ngắn hạn, chuyển biến giá nhanh để lướt sóng thì có các mức quá mua hoặc quá bán, sự phân kì giá. VÌ vậy bạn chỉ cần hiểu ý nghĩa của các chỉ báo này như thế nào để vận dụng vì những chỉ báo này có những điểm chung vừa được nêu trên.
Hình: ví dụ động lực giá của chỉ báo RSI- Momentum trong chứng khoán
Riêng MACD cho xu hướng dài hơn và biến động chậm hơn các chỉ báo trong nhóm, xem thêm MACD.
Hình: thể hiện động lực, phân kì âm cảnh báo giá giảm- Momentum trong chứng khoán
Nhóm chỉ báo momentum kết hợp nến Nhật
Sau khi hiểu được bản chất của các chỉ báo nhằm mục đích cảnh báo xung lực của sản phẩm tài chính ( cổ phiếu, hàng hóa tiền tệ,…). Thì việc xác định thời điểm tốt để vào lệnh để hưởng lọi theo đà tăng giá là một yếu tốt cực kì quan trọng.
Để làm được điều trên, các bạn phải nắm rõ một số mô hình giá cơ bản nhưng đem lại hiệu quá cao. Bản chất chính của mô hình giá thể hiện tâm lí tại những vùng nhạy cảm có yếu tố quyết định. Nói chung là điều gì càng nén chặt thì bung càng mạnh. Hoặc sau khi biến động mạnh sau đó biến động nhỏ dần, nhỏ dần lúc này là tâm lí co cụm.
Điều gì càng nén chặt thì bung càng mạnh: mô hình giá tích lũy trong thời gian dài, Dãi Bollinger nén lại,…
Sau khi biến động mạnh sau đó biến động nhỏ dần, nhỏ dần lúc này là tâm lí co cụm : mô hình tam giác ( tam giác hướng lên, tam giác hướng xuống, lá cờ,..).
Mỗi mô hình có mức sinh lợi khác nhau, tùy thuộc vào độ nén trước đó có đủ hay không.
Hình: KBC phá nền tích lũy, xung lực xuất hiện tại mũi tên xanh sau khi các chỉ báo đã đáp ứng đủ điều kiện- Momentum trong chứng khoán
Hình: HBC phá mô hình tam giác nằm dưới đáy, cũng có thể gọi đây là mô hình 123 change method- Momentum trong chứng khoán
Điểm mua xuất hiện khi các thanh nến đóng cửa và vượt qua các ngưỡng cản gần nhất, tại đó có xung lực lớn giúp đà tăng được cũng cố.
Nến Nhật cần được chú ý là các nến thuộc nhóm MARUBOZU ( tăng hoặc giảm). Cần chú ý vị trí của nến này.
Hình: các nến MARUBOZU- Momentum trong chứng khoán
Ngoài ra còn có xung lực được tạo ra khi 2 đường dây trung bình cụm lại với nhau và có nến tăng hoặc giảm nằm trên 2 dây này. Phương pháp này có trong KAMETHOD- Phương pháp KA sẽ được trình bài riêng.
Tâm lý học phía sau xung lực của momentum trong chứng khoán
Sau khi cổ phiếu hoặc hàng hóa được biến động mạnh và được tích lũy sau đó. Các mô hình giá nói lên biến động giá được đám đông chấp nhận. Nếu sau sự tích lũy, giá đi theo hướng nào, thì xu hướng đó dễ dàng được thiết lập. Tuy nhiên có những điểm bùng nổ nhưng sau đó bị gãy nhanh chóng sẽ tạo hiệu ứng ngược mà nhà giao dịch nên hành động cắt lỗ ngay lập tức.
Điều này có nhiều nguyên nhân, có thể đưa ra các lí do từ thuyết âm mưu đến cơ sở thật sự trong cơ bản.
Điều quan trọng không phải vì lí do gì, quan trọng ở chổ bạn phải linh động để bảo toàn tài sản. Câu hỏi luôn đặt ra: Nếu tôi đúng thì tôi được như thế nào? Nếu tôi sai tôi mất bao nhiêu để chấp nhận được?
Giống như một chiếc xe đang chạy nhanh, khi gặp vật cản xe sẽ chạy chậm chạy hoặc khi thắng lại, xe sẽ tiếp tục đi tiếp một đoạn. Sự phản ứng này gần rất giống như trong phân tích kỹ thuật.
Xung lực- Momentum trong chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán Việt Nam, xét về các cổ phiếu có thanh khoản tốt thì có vài trăm mã cổ phiếu để thay nhau lựa chọn và theo dõi.
Những mô hình giá dễ dàng xuất hiện từ mã cổ phiếu này đến những mã cổ phiếu khác. Điều này giúp bạn có những kịch bản tương tự nhau. Không quá khó để làm việc này, Robot lọc cổ phiếu có thể giúp bạn, nhưng cảm tính bên trong bạn sẽ là điều quyết định có nên mua hay bán cổ phiếu.
Phân tích kỹ thuật là việc phân tích tâm lí đám đông. Đừng nhầm lẫn nó là một công cụ khô khan. Nó bao gồm cả những chiến lược quản trị nằm bên trên đồ thị. Nếu bác sĩ có biểu đồ tim để xem bệnh nhận khỏe mạnh hay không, thì nhà giao dịch có biểu đồ giá để xem sức khỏe doanh nghiệp đó có tốt hay không.
Người phân tích kỹ thuật không quan trọng cổ phiếu đó có tốt hay không, quan trọng đầu tiên là mô hình cổ phiếu đó có kiếm được tiền hay không.
Hình: Động lực giá bị giảm khi gần chạm cản, động lực giá tăng khi vượt cản- Momentum trong chứng khoán
Việc nắm giữ cổ phiếu lâu dài hàng năm là điều cực kỳ tệ với người giao dịch, vì người giao dịch hưởng lênh lệch giá trong một giai đoạn cụ thể chứ không phải nhà đầu tư. Nên việc tìm xung lực và định ra thời điểm để vào lệnh là điều không thể thiếu.
Xem thêm: Đầu Tư Chứng Khoán Hay Giao Dịch Chứng Khoán?
Không nên nhầm lẫn giữa phong cách giao dịch cổ phiếu của bạn. Nếu bạn là nhà đầu tư mà không am hiểu về kỹ thuật mà hay lướt sóng ngắn hạn, cho dù xu hướng dài của bạn có đúng, nhưng những lần lướt sai nhịp cũng đủ làm bạn mất mát khoảng lãi lớn thậm chí thua lỗ. Hoặc mua cổ phiếu tốt nhưng tại giá đỉnh lịch sử bị phủ nhân.
Momentum trong chứng khoán cũng như Momentum trong các sản phầm tài chính khác đều như nhau, tùy thuộc vào người sử dụng áp dụng điều này đến mức thuần theo phong cách của họ thì mới đạt được kết quả tốt trong thời gian dài.
KAMETHOD có thể và tin rằng sẽ giúp được bạn định hình được phong cách phù hợp để tồn tại trên thị trường. Nếu cần sự hỗ trợ, vui lòng liên hệ nhé!
LIÊN HỆ
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Ngoài chỉ báo Momentum trong chứng khoán, anh chị em có thể xem thêm một vài chỉ báo kỹ thuật khác để giao dịch hiệu quả:
RSI
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
Đường 70-30 hoặc 80-20 của RSI
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.
Có thể thay thế đường trên bằng 80 và đường dưới bằng 20 tùy theo sự điều chỉnh của người sử dụng biểu đồ.
Giao dịch với RSI
Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.
Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
Khuyết điểm : cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công cụ khác.
RSI tạo sự phân kì và thủng đường xu hướng
Tín hiệu bán khi RSI vượt xuống 70, nến xác nhận đóng dưới đường xu hướng
Tín hiệu mua khi RSI vượt lên 30, nến xác nhận đóng trên đường xu hướng hoặc vượt qua đỉnh gần nhất ( minor high)
Một chỉ báo danh cho xác định xu hướng hiệu quả mà nhà giao dịch theo xu hướng không thể bỏ qua : Xem thêm ADX là gì?
Chỉ số ADX (Average Directional Index) là một chỉ số kỹ thuật được phát triển bởi Welles Wilder để ước lượng sức mạnh xu hướng và xác định biến động giá có thể xảy ra tiếp theo bằng cách so sánh sự khác biệt giữa hai mức thấp và mức cao.
Chỉ số ADX giúp nhà giao dịch có thể xác định:
Tín hiệu mỗi khi thị trường tồn tại xu hướng
Lọc ra các giao dịch ngược xu hướng để nhà giao dịch biết được diễn biến của sản phẩm mình đang giao dịch