Ngô được sản xuất 41 tỷ giạ niên vụ 2017 – 2018 nhưng được giao dịch nhiều gấp 11 lần trên thị trường phái sinh (CBOT). Là sản phẩm giao dịch ưa thích của các nhà giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới và vô cùng quen thuộc với các NĐT Việt Nam.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đặc điểm
Khu vực gieo trồng
Được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 360 triệu tấn mỗi năm. (Hoa Kỳ cũng là nước có sản lượng cao nhất thế giới). Các khu vực trồng trọt chính là các bang trung tâm, đó là Iowa, Illinois, Minnesota và Nebraska.
Các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brazil, Mexico, Argentina, Ấn Độ, Nam Phi, Italia… Được gieo trồng rộng khắp thế giới với sản lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào.
Phân loại và thời gian gieo trồng
Hai loại ngô chính là vàng và trắng, với loại vàng là loại chiếm ưu thế.
Loại cây này sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh, dao động từ 90 – 160 ngày kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch. Thời gian gieo trồng thường là mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu ở các nước ôn đới (bắt đầu vào tháng 3 cho đến tháng 5; thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11).
Sản xuất, chế biến Ngô
Hạt ngô là lương thực quan trọng đối với con người và nguyên liệu chính để sản xuất nhiều loại thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra hạt còn để làm siro, rượu, ethanol…
Hai phương pháp chế biến được sử dụng: xay khô và xay ướt. Quá trình xay xát khô sản xuất bột xay, các sản phẩm ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi, bột, dầu và các sản phẩm công nghiệp. Quá trình xay ướt ngoài việc cũng tạo ra các sản phẩm vừa đề cập, còn có xi-rô ngô với hàm lượng fructose cao, được sử dụng thay thế cho đường. Tinh bột được sản xuất đóng góp 66% cho sản xuất xi-rô, 30% sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và 3% cho dầu.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và xi-rô có hàm lượng fructose cao, mặc dù không được giao dịch trên sàn giao dịch kỳ hạn, nhưng được giao dịch tích cực trên thị trường vật chất.
Tình hình sản xuất ngô thế giới
Theo USDA, trong niên vụ 2018- 2019, toàn thế giới sản xuất được khoảng 43,290 giạ (tương đương 1100 triệu tấn).
Trung Quốc là đất nước xếp vị trí thứ 2 về sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất của Trung Quốc chủ yếu cho nhu cầu trong nước.
Khu vực EU và Mexico mặc dù sản xuất được sản lượng tương đối lớn nhưng vẫn nhập khẩu.
Tình hình xuất nhập khẩu Ngô thế giới
Xuất khẩu: Mỹ là quốc gia có sản lượng sản xuất lớn nhất thế giới cũng đồng thời là nước xuất khẩu số 1 thế giới. Kế đến là UKraina, Brazil, Argentina…
Nhập khẩu: Như đã nói ở trên, Khu vực EU và Mexico tuy có sản lượng sản xuất hàng đầu thế giới nhưng đồng thời cũng là 2 quốc gia nhập khẩu lớn nhất. Kế đến là khu vực Đông Á gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Và theo sau là khu vực Đông Nam Á có Việt Nam (xếp thứ 4 thế giới) và Mexico.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường Ngô:
- Sự kiện thời tiết: Khí hậu, thời tiết trên khắp thế giới, đặc biệt ở địa phương các vùng trồng trọt có thể ảnh hưởng đến nguồn cung.
- Đồng USD của Mỹ: đồng Đô la giảm, giá Ngô tăng và ngược lại
- Nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc
- Tương quan với đậu nành:
- Tỉ lệ gieo trồng giữa ngô và đậu nành là 2.2 : 1, ngô tăng giá
- Tỉ lệ gieo trồng giữa ngô và đậu nành là 2.4 : 1, ngô giảm giá
- Tình hình sản xuất nguyên liệu sinh học tại các nước xuất khẩu
- Nhu cầu ethanol (giá Dầu thô tương quan với giá ngô):
- Khi giá dầu thô, xăng tăng => Người tiêu dùng sẽ sử dụng nguyên liệu thay thế khác E85, từ đó kéo giá ethanol tăng cao.
- Khi giá dầu thô, xăng giảm => Tăng mức chênh lệch chi phí giữa ethanol và xăng, từ đó kéo giá ethanol xuống theo.
- Báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới của USDA (WASDE) đưa ra dự báo toàn diện hàng tháng, thường làm thay đổi thị trường ngô theo hướng bất ngờ.
- Báo cáo Triển vọng của USDA, được ban hành vào tháng 3, nêu chi tiết về số lượng và loại cây trồng mà nông dân Mỹ dự định trồng.
- Báo cáo về trữ lượng ngũ cốc do Cơ quan thống kê nông nghiệp quốc gia Hoa Kì (NASS) phát hành bốn lần một năm, các báo cáo này cung cấp thông tin cập nhật về trữ lượng ngô theo tiểu bang và theo vị trí (lưu trữ trong hoặc ngoài trang trại)
- Các bác cáo khác về Xuất khẩu Nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Các sự kiện thương mại, chính trị song phương, đa phương liên quan đến nông nghiệp
Đặc tả Hợp Đồng
Ngô CBOT
Hàng hóa giao dịch |
Ngô CBOT |
|
Mã hàng hóa |
ZCE |
|
Độ lớn hợp đồng |
5000 giạ / Lot |
|
Đơn vị yết giá |
cent / giạ |
|
Thời gian giao dịch |
Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 08:00 – 20:45 • Phiên 2: 21:30 – 02:20 (ngày hôm sau) |
|
Bước giá |
0.25 cent / giạ |
|
Tháng đáo hạn |
Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
|
Ngày đăng ký giao nhận |
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
|
Ngày thông báo đầu tiên |
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
|
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
|
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
|
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
|
Biên độ giá |
Giới hạn giá ban đầu |
Giới hạn giá mở rộng |
$0.25/giạ |
$0.40/giạ |
|
Phương thức thanh toán |
Giao nhận vật chất |
|
Tiêu chuẩn chất lượng |
Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 |
Tiêu chuẩn Hợp Đồng
Theo quy định của sản phẩm Ngô CBOT giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa CBOT.
Ngô được chấp nhận giao dịch là loại 1, loại 2, loại 3 đáp ứng những tiêu chuẩn được mô tả ở bảng dưới:
Phân loại |
Trọng lượng thử nghiệm tối thiểu trong 1 giạ |
Độ ẩm tối đa |
Tỷ lệ tối đa số hạt vỡ và hạt ngoại lai |
Số hạt hư tối đa |
Hạt hư do nhiệt |
Loại 1 |
56 pound |
14% |
2.00% |
3.00% |
0.10% |
Loại 2 |
54 pound |
15.50% |
3.00% |
5.00% |
0.20% |
Loại 3 |
52 pound |
17.50% |
4.00% |
7.00% |
0.50% |
Thông số giao dịch
Ký quỹ tối thiểu |
~ 30 triệu |
|
Giá trị Hợp Đồng |
~ 380 triệu |
|
Lời / lỗ trên 1 bước giá |
12.5 $ = 300.000 VND |
|
Biên độ dao động hằng ngày |
18 giá tương đương 1 lot có khả năng đem về lợi nhuận khoảng 225 $ |
|
Vốn an toàn |
100 triệu |
|
Tỉ lệ đòn bẩy an toàn |
~ 1:4 |
Đàm Duy Hải biên soạn và tổng hợp
LIÊN HỆ GIAO DỊCH NGÔ TẠI VIỆT NAM