Trong phân tích biểu đồ nến Nhật thì một trong những điều mà nhà giao dịch hay bị mắc lỗi là không có sự kiên nhẫn khi đợi đến sự đóng cửa của nến Nhật. Trong bài viết bên dưới, Kamethod sẽ nêu ra các lý do cần phải xem trọng việc đóng nến trong phân tích biểu đồ.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Các biểu đồ giá thông dụng
Các biểu đồ giá như biểu đồ viền, biểu đồ thanh, biểu đồ vùng, biểu đồ nến Nhật,…Trong đó biểu đồ thanh và biểu đồ nến Nhật được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích biểu đồ hơn các biểu đồ khác. Vậy:
Nến Nhật là gì?
Nến Nhật (JP candlestick) là một loại biểu đồ giá được sử dụng vô cùng rộng rãi. Nó được phát minh bởi một thương nhân người Nhật có tên là Munehisa Homma vào TK 18, với mục đích ban đầu là để ghi chép diễn biến giá gạo. Do có tính ứng dụng cao trong việc phân tích, nến Nhật nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới thương nhân và “du nhập” khắp nơi trên thế giới.
Nến Nhật thể hiện những tâm lí giao dịch nằm trong một biên độ giá nhất định như: tăng mạnh, giảm mạnh, lưỡng lự cân bằng trong một khung thời gian được xác định.
Ngày nay, nến Nhật được biết đến và sử dụng bởi gần như tất cả những người tham gia thị trường tài chính. Vì lý do đó, hầu hết các nền tảng giao dịch (bao gồm cả MT4, Tradingview, CQG, Metastock,…) đều tích hợp sẵn các biểu đồ nến Nhật.
Cấu Tạo Của Nến Nhật
Nến tăng: giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa- thường là màu xanh hoặc trắng ( có thể tùy chọn theo người dùng)
Nến giảm: giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa- thường là màu đỏ hoặc đen ( có thể tùy chọn theo người dùng)
Tại sao việc đóng nến trong phân tích biểu đồ nến Nhật là quan trọng?
Hầu như rất nhiều nhà giao dịch khi mới bắt đầu tham gia thị trường tài chính, kể cả những nhà đầu tư cơ bản. Mỗi khi sử dụng đồ thị để phân tích biểu đồ nến Nhật hay mắc lỗi là giao dịch tại những thời gian khi chưa các sự đóng nến. Ý Kamethod nói đến là chưa có sự xác nhận của nến của khung thời gian lớn đến nhỏ hơn.
Tâm lí giao dịch
Nhà giao dịch rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố trên thị trường như: tin tức, tin đồn, sự biến động của bảng giá ( cái mà nhiều nhà đầu tư lâu năm dễ mắc phải nhưng chưa có biện pháp khắc phục),…mà dẫn đến FOMO. Xem thêm: FOMO là gì?
Trong khi xu hướng lớn là giảm- xu hướng dành cho dòng tiền và tổ chức lớn, nghĩa là họ đang bán ra thì ít có lí do nào để nhà đầu tư cá nhân mua vào để lội ngược xu hướng. Xu hướng luôn luôn là bạn trong mọi hoàn cảnh.
Hình: cổ phiếu AGG- Phân tích biểu đồ nến Nhật
Nên khi các nhà giao dịch đó vào lệnh nhưng không xác định được vị trí mà giá của họ mua đang ở đâu trên biểu đồ. Điều này an toàn khi giá vừa bứt ra khỏi nền giá nhưng lại không tốt và rủi ro khi giá đã tăng một đoạn. Vì vậy hãy biết giá mà anh chị em bỏ ra là ở vị trí nào trong biểu đồ.
Ba khung thời gian
Hình: Phân tích biểu đồ nến Nhật khung tháng và tuần- Phân tích biểu đồ nến Nhật
Bên hình trên, Kamethod chỉ lấy hai khung thời gian, bỏ qua khung thời gian ngày để dễ dàng phân tích với 2 khung thời gian là khung tháng và khung tuần- Khung thời gian càng lớn càng có yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến khung thời gian nhỏ hơn. Phân tích xu hướng trong chứng khoán Việt Nam thường sẽ lấy khung tháng làm chuẩn và đến khung tuần.
Bên khung tháng, sau khi xuất hiện thanh nến giảm ( màu đen) thì xu hướng tháng tiếp theo xác suất giảm sẽ tăng cao. Về mặt lí thuyết là sau thanh nến đen bên trên ( black marubozu- bearish engulfing) thì cũng chính nó làm nến xác nhận để xu hướng tiếp theo rơi vào giảm giá.
Sau khi đóng nến tháng và bước đến một tháng tiếp theo, thay vì giá sẽ giảm mạnh nhưng có rất nhiều trường hợp giá kiểm tra lại vùng giá hỗ trợ vừa bị thủng ( lúc này trở thành ngưỡng kháng cự- xem thêm: hỗ trợ kháng cự là gì?). Nên khi nến tháng chưa đóng cửa trên mức 40 như bên hình thì việc rủi ro vẫn còn hiện hữu.
Chính vì vậy mà khi xuất hiện thanh nến giảm, việc bán ra cổ phiếu sẽ tốt hơn là nắm giữ cổ phiếu hoặc mua vào khi nến tháng chưa có sự đóng nến trên ngưỡng hỗ trợ bị thủng. Bên cạnh đó, hướng giải quyết nếu trường hợp này đang nắm giữu cổ phiếu, anh chị em có thể bán ra khi giá vừa quay lại test 40. Chấp nhận mua giá cao hơn lại khi giá đóng trên 40 tháng sau đó.
Ví dụ thực tế cổ phiếu HBC khung tháng.
Hình: HBC khung thời gian tháng- Phân tích biểu đồ nến Nhật
Cơ hội phí luôn luôn tồn tại trên thị trường, một phần điểm mạnh của phân tích kỹ thuật là có lãi vào những điểm đẹp và hạn chế rủi ro hết mức có thể.
Hướng giải quyết
- Nếu đánh theo khung thời gian nào thì tuân thủ quy tắc của khung thời gian đó.
- Không đánh ngược xu hướng.
- Kiên nhẫn chờ đợi giá khi nến đóng cửa.
Trên đây là những thông tin về việc phân tích biểu đồ nến Nhật với yếu tố đóng cửa. Tuy bài viết này dành cho các anh chị em đã giao dịch lâu năm. Nếu bài viết chưa thể diễn tả hết được sự quan trọng của việc đóng nến- đa số những thương vụ giao dịch lỗ đều xuất phát từ việc không tuân thủ việc đóng nến và đánh ngược xu hướng.
Nên Kamethod sẵn sàng hỗ trợ anh chị em trong việc tiếp cận với việc phân tích chuyên sâu và tập trung hơn. Vì kiếm tiền trên thị trường tài chính qua việc trading không dễ, nhưng một khi đã nắm được một vài yếu tốt cơ bản để làm nền bước tiếp thì việc có lãi đều đặn trên thị trường tài chính không quá khó!
Có rất nhiều sách trên thị trường nói về nến Nhật. Nhưng cũng từ ông Homma mà ra. Anh chị em có thể đọc bản sách tiếng Anh hoặc bản Tiếng Việt bên Happy Live đã xuất bản.
LIÊN HỆ