123 change method- Một trong những phương pháp theo sau xu hướng có liên quan mật thiết giữa đường xu hướng và mô hình giá không quá xa lạ với những người đã giao dịch lâu năm trên thị trường tài chính. Nhưng KAMETHOD xin được giới thiệu lại đến anh chị em vì sự hiệu quả của phương pháp này không hề ít. Mời anh chị em cùng tham khảo mô hình 123 change method nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Khởi nguồn
Phương pháp 123 change method được đề cập đến trong quyển sách trong tủ sách Wiley: Trader Vic- Methods of the wall street master (1991).
Với việc cho rằng sự phá đường xu hướng chưa đem lại hiệu quả cao nếu không có việc kiểm định lại giá để cho độ chắc chắn hơn và xác suất thắng cao hơn trong việc giao dịch.
Cách xác định 123 change method
Trong xu hướng giảm- 123 change method
Nối các đỉnh lại với nhau, có ít nhất 3 điểm chạm. Theo dõi có 1 thanh nến xuyên phá đường xu hướng giảm. Sau đó hình thành 1 đỉnh nhỏ tại vùng đáy (minor high). Tiếp theo giá thường dễ chạm để kiểm định nền giá là đường xu hướng giảm hoặc minor high trước khi tạo một xu hướng tăng tiếp theo.
Nguồn: Trading classic chart patterns
Ví dụ thực tế
Hình: 123 change method- HBC weekly với xu hướng tăng đang được hình thành
Hình: 123 change method- KSB weekly
Trong xu hướng giảm, nếu có sự phá vớ đường xu hướng bằng một thanh nến thì nên cần chú ý để xem xét mua tại các điểm kiểm định nền và nến phá vỡ đỉnh gần nhất.
Trong xu hướng tăng- 123 change method
Nối các đáy lại với nhau, có ít nhất 3 điểm chạm. Theo dõi có 1 thanh nến xuyên phá đường xu hướng tăng. Sau đó hình thành 1 đáy nhỏ tại vùng đỉnh (minor low). Tiếp theo giá thường dễ chạm để kiểm định nền giá là đường xu hướng tăng hoặc minor low trước khi tạo một xu hướng giảm tiếp theo.
Nguồn: Trading classic chart patterns
Ví dụ thực tế
Hình: 123 change method- Lúa mì kì hạn tháng 7 khung 4h
Trong mô hình lúa mì kì hạn tháng 7. Có thể thấy được bên trái là mô hình phá xu hướng tăng để bước qua xu hướng giảm. Bên phải là phá xu hướng giảm để đang test xem có tăng lên được 711.2 được hay không.
Mở tài khoản giao dịch nông sản tại đây
Hết phần 1
Phần 2 KAMETHOD sẽ nói về các quy luật và các ngộ nhận về việc sử dụng phương pháp 123 change method mà các trader hay mắc phải.
Mời các anh chị em đón nhận phần 2 của phương pháp 123 change method vào bài viết sau.
Anh chị em có nhu cầu tìm các mô hình này để giao dịch vui lòng liên hệ KAMETHOD. Cũng như việc muốn học và được chia sẻ thêm về phân tích kỹ thuật để tìm những điểm mua hợp lí nhất nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất với rủi ro hạn chế nhất.
LIÊN HỆ
Mở tài khoản chứng khoán
Mở tài khoản hàng hóa ( mã ID 05179)
Xem thêm hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa là hàng hóa cơ bản hoặc nguyên liệu thô trong thương mại mà các cá nhân hoặc tổ chức mua và bán.
Ví dụ: Vàng, dầu thô, lúa mì, bắp,…
Hàng hóa là trung tâm của cuộc sống – và cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả của nó.
Hàng hóa được khai thác, phát triển, sản xuất và giao dịch với số lượng đủ lớn để hỗ trợ thị trường giao dịch toàn cầu với thanh khoản tốt và hiệu quả.
Những thị trường này cung cấp một kênh đầu tư minh bạch cho các nhà sản xuất hàng hóa, người tiêu dùng và thương nhân tài chính để giao dịch kinh doanh.
Có hai cách để giao dịch hàng hóa:
- Mua và bán thông qua trao đổi.
- Giao dịch chúng bằng các công cụ phái sinh như: quyền chọn nhị phân, CFD và cược chênh lệch (nếu được phép).
Bán khống là hoạt động kiếm lợi nhuận từ việc giảm giá của chứng khoán, hàng hóa, như cổ phiếu hay hàng hóa ( nông sản, dầu thô, bạc,..).
Thông thường khi đầu tư, bạn sẽ mua một cổ phiếu, hàng hóa nắm giữ và kỳ vọng thu được lợi nhuận từ việc giá cổ phiếu tăng (hoặc cổ tức được nhận) hay tăng.
Ngược lại, thay vì bạn chỉ được phép mua (một chiều).
Với bán khống, bạn kỳ vọng giá cổ phiếu, hàng hóa sẽ giảm giá đi xuống.