Sai lầm thường gặp khi tham gia thị trường tài chính

Thị trường đầu tư tài chính là thị trường gắn liền với túi tiền và cảm xúc. Nhà đầu tư cũng phải có nhiều trải nghiệm với thăng trầm của thị trường mới dần tích lũy được kinh nghiệm để thành công. Nhưng để chúng ta đủ trải nghiệm, đủ để thành công chúng ta đã phải trả giá quá nhiều. Vậy nên chúng ta phải siêng năng tìm hiểu và đứng trên vai người khổng lồ. Nhưng chúng ta cũng thấy ai rồi cũng có lúc mắc sai lầm. Nhất là đối với những newbie, và sau đây là một trong những sai lầm đối với những người tham gia thị trường tài chính.

SAI LẦM SỐ 1: XU HƯỚNG LUÔN LÀ BẠN ,KHÔNG CHẶN ĐẦU XE TẢI.

Trong đầu tư nếu xu hướng thị trường là tăng mà chúng ta đa số đánh ngược lại thị khả năng thất bại là rất cao. Ví dụ xu hướng hàng hóa tăng mà chúng ta bán xuống thì rất mạo hiểm, ăn ít, mất lớn. Trong chứng khoán giai đoạn chứng khoán giảm mạnh chúng ta cố tìm những cổ phiếu đi ngược thị trường thì thật sự mạo hiểm, vì khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu xấu đa số các mã tốt xấu gì cũng giảm điểm. Khi xu hướng hàng hóa tăng mạnh thì đa số các mặt hàng như bắp, ngô, lúa mì, đậu tương, dầu dậu tương đều tăng giá và ngược lại. Cộng với xu hướng chung của các loại hàng hóa là tăng hay giảm để chúng ta luôn đi đúng xu hướng.

 

SAI LẦM SỐ 2:  TRUNG BÌNH GIÁ GIẢM THIỂU RỦI RO

Khi thua lỗ họ không chịu chấp nhận sai lầm và cắt bỏ cái thua lỗ của mình. Mà tiếp tục mua thêm để trung bình giá, để được giá thấp hơn cảm giác sẽ mua giá hời hơn. Chiến lược này gâ ra tình trạng nhà đầu tư đi ngược xu hướng tiếp tục lỗ lớn vì khi 1 xu hướng đã đi là đi rất xa. Nguyên tắc thành công là làm ngược lại: Khi vào lệnh, chúng ta chưa rõ xu hướng thì nên vào 1 lệnh gọi là ném đá dò đường. Khi thị trường đi đúng xu hướng chúng ta tiếp tục vào lệnh tiếp theo trung bình giá lên và dời chặn lỗ lên điểm mua của lệnh số 1. Chiến lược này nhiều nhà đầu tư chứng khoán và hàng hóa đã áp dụng khá thành công.

 

SAI LẦM SỐ 3: GIÁ NÀY RẺ RỒI KHÔNG THỂ RẺ HƠN NỮA, GIÁ NÀY CAO RỒI KHÔNG THỂ CAO HƠN NỮA.

Đối với chứng khoán nhà đầu tư mong muốn ôm cổ phiếu giá thật rẻ không nghĩ giá rẻ rồi nó còn rẻ hơn nữa và công ty có thể phá sản, giá trị cổ phiếu về 0. Tăng rồi không tăng nữa, giá cổ phiếu cao quá nhưng thị trường luôn trả giá tốt cho mặt hàng chất lượng. Làm ăn kinh doanh tốt ngày 1 cao, ví dụ: VNM, DHG, MWG, FPT,MSN,BVH giá bao nhiêu năm cao rồi vẫn tiếp tục cao. Hàng hóa lên cao nghĩ nó không lên cao nữa những nó vẫn tiếp tục lên cao.

 

SAI LẦM SỐ 4: NGẠI MUA CỔ PHIẾU GIÁ CAO VÌ MUA ĐƯỢC ÍT CỔ PHIẾU, MUỐN MUA CỔ PHIÉU GIÁ RẺ VÌ MUA ĐƯỢC SỐ LƯỢNG NHIỀU.

Về dòng tiền thì nhân lời trên % vốn chứ không phải số lượng cổ phiếu. Warren butffet có nói 1 câu: “Mua cổ phiếu tuyệt vời với giá vừa phải, không mua cổ phiểu vừa phải với giá tuyệt vời”. Những cổ phiếu bluechip và lager chip nhưng vào thời điểm tốt giá nằm vùng tốt mua vào. Chứ không phải những cổ phiếu lái FLC, ROS, HAI, BLF, AMD,…những cổ phiếu mà thị giá vốn vài trăm tỷ, cổ phiếu lưu hành thị trường ít, những cổ phiếu như này không khác gì đánh bạc, bản chất sinh ra để làm giá bán giá cao cho nhà đầu tư. Lên 20 thấy về 10 tưởng ngon, có khi nó còn về 5, về 3, về 1. Nó còn chia cổ phiếu giá giảm và hạn chế bán trong mấy tháng để giam hàng nhà đầu tư. Nếu không hiểu bản chất nhà đầu tư dễ mắc phải những sai lầm như vậy.Sai lầm số 2 kết hơp sai lầm số 4 nhà đầu tư sẽ trắng tay.

 

SAI LẦM SỐ 5: KIÊN QUYẾT KHÔNG CHẤP NHẬN SAI LẦM, KHÔNG DÁM CẮT LỖ, THẮNG THUA LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG TRONG ĐẦU TƯ XÁC SUẤT LÊN XUỐNG 50:50 NÊN VIỆC SAI LÀ CHUỴỆN BÌNH THƯỜNG.

Khi chúng ta vào lệnh có rất nhiều yếu tố những tin bất ngờ ập tới không lường trước được, nên khi chúng ta sai 5%-7% chúng ta cắt, chờ cơ hội khác, còn chúng ta mất 50% thì phải lời lại 100% mới lấy lại vốn, điều này cực kỳ khó khăn. Vậy nên có lúc chúng ta ăn 10% – 20% thì cũng phải có lúc lỗ 5% – 7%. Chấp nhận sai đúng là điều tất yếu trong đầu tư. Có thể chúng ta cắt sai nhưng nó sẽ giúp chúng ta an toàn vượt qua bão tố thị trường. Giống sự kiện bầu Kiên vừa ra tin, phiên sáng còn tăng nhẹ nếu nhà đầu tư tỉnh táo cắt lỗ thì cũng sẽ không ảnh hưởng bao nhiêu. Dầu đậu tương bán 29.0x lên 29,3 cắt lỗ thì cũng không gồng lỗ tới 31.5 và có thể đảo ngược đánh đúng xu hướng thị trường. Nên cắt lỗ cần 1 nhà đầu tư bản lĩnh và nó phải là 1 kỹ năng.

 

SAI LẦM SỐ 6: HÃY THAM LAM KHI NGƯỜI KHÁC SỢ HÃI,VÀ HÃY SỢ HÃI KHI NGƯỜI KHÁC THAM LAM –  “WARREN BUFFET”.

Sao mình làm giống ông này mà mình vẫn lỗ nặng, cổ phiếu không có khái niệm giá rẻ hoặc giá cao mà là cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu, thị trường thì có thị trường tốt và thị trường xấu. Hãy mua cổ phiếu doanh nghiệp tốt nhất nếu chưa am hiểu thì nên lựa chọn cổ phiếu đầu ngành lúc nhà đầu tư sợ hãi nhất, cộng thời điểm chứng khoán chuẩn bị chốt NAV giai đoạn cuối năm. Và nó bắt đầu tăng lại từ đáy thì mình mới tham lam. Chứ cứ bắt dao rơi tự cho mình làm giống nhà đầu tư thành công rồi thắc mắc sao lại thua lỗ.

 

SAI LẦM SỐ 7: MONG MANH GIỮA ĐẦU CƠ VÀ ĐẦU TƯ:

Một khi đã kiếm tiền dễ dàng, những người nhạy cảm vào những lúc bình thường sẽ rơi vào cách hành xử giống như nàng Lọ Lem ở phòng khiêu vũ. Họ biết rằng, ở lại quá lâu trong đêm hội – một việc cũng giống như việc tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phiếu quá lớn so với mức lợi nhuận mà những công ty đó có thể đạt được trong tương lai – rốt cục sẽ chỉ đem đến quả bí ngô và những chú chuột. Khi chúng ta đầu tư và đầu cơ ranh giới rất mong manh. Chúng ta luôn muốn ở lại bữa tiệc thật lâu nhưng chúng ta không biết rằng chúng ta đang ở trong 1 bữa tiệc mà đồng hồ không có kim.

 

SAI LẦM SỐ 8: SỬ DỤNG TỶ LỆ VAY (ĐÒN BẨY) QUÁ LỚN MÀ KHÔNG BIẾT KIỂM SOÁT NÓ.

Nếu nhà đầu tư sử dụng tiền mặt để giao dịch hàng hóa hay chứng khoán thì rủi ro rất thấp. Nhưng nhà đầu tư lại sử dụng nó mà không có kiến thức về quản lý ký quỹ rất dễ khiến tài khoản rơi vào trạng thái nguy hiểm. Khi chúng ta có 1 vốn vay 1 vốn thì lợi nhuận rủi ro tăng gấp đôi, khi vay tỷ lệ 1:10 thì rủi ro tăng gấp 10 lần. Điều này khiến tài khoản chúng ta biến động rất nhanh gây tâm lý hoảng sợ và mất kiểm soát, không thể cắt lỗ được khi số lỗ quá lớn. Vậy nên trước khi tham gia nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ phần ký quỹ của các sản phẩm đầu tư.

 

 

Nguồn: sưu tầm

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *