Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

 

KAMETHOD xin gửi đến anh chị em những thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Anh chị em cùng tham khảo nhé!

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Biến động giá (Slippage) – khối lượng biến động thị trường từ thời điểm đặt lệnh cho đến khi thực hiện lệnh. Đó là trường hợp khi các lệnh khớp ở một mức giá tốt hơn/tệ hơn so với mức giá chỉ định trong lệnh. Ví dụ, điều này có thể xảy ra trong giai đoạn biến động thị trường cao.

Chỉ số – các công cụ phân tích máy tính về biến động giá trên cơ sở dữ liệu thống kê được sử dụng trong phân tích kỹ thuật (RSI, MA, ATR,..)

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư (Hedging) – việc sử dụng một công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro, rủi ro này liên quan tới ảnh hưởng của các yếu tố thị trường không thuận lợi đến giá cả hàng hóa (dành cho doanh nghiệp). Hedging là gì?

Công cụ tài chính – một loại sản phẩm thị trường của môi trường tài chính (cụ thể là tiền tệ, cổ phiếu, hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn (options), vv.)

Dừng bán (Sell stop) – một lệnh chờ thực hiện bán ở giá thấp hơn mức giá hiện tại (bán rẻ hơn mức giá hiện tại). Lệnh này được đặt với kỳ vọng rằng giá thị trường sẽ giảm xuống một mức nhất định và sẽ tiếp tục giảm

Mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại đây

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh ( tiếp theo)

Hàng hóa phái sinh có nên đầu tư? 1 số lời khuyên hữu ích giao dịch hàng hóa

Dừng mua (Buy stop) – một lệnh chờ thực hiện mua ở giá cao hơn mức giá hiện tại (mua đắt hơn mức giá hiện tại). Lệnh này được đặt với kỳ vọng rằng giá thị trường sẽ đạt đến một mức nhất định và sẽ iếp tục tăng.

Đồ thị hình nến – một trong những phương pháp trình diễn bảng biểu thể hiện các thay đổi về tỷ giá của các công cụ tài chính.

Đòn bẩy – một công cụ cho phép KH giao dịch với số tiền lớn hơn số tiền thực tế mà KH có. Ví dụ, với một đòn bẩy là 1:100, KH có thể tiến hành một giao dịch với khối lượng là 100 000 USD, trong khi số tiền thực tế trong tài khoản của KH chỉ là 1.000 USD.

Đóng lệnh (vị trí) – quá trình bán/mua ngược lại khối lượng các công cụ tài chính để bù cho khối lượng đã bán/mua của vị trí đang mở.

thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Giá chào bán– mức giá mà KH có thể mua hàng hóa. Giá chào bán có mức giá cao hơn Giá chào mua.

Giá chào mua – mức giá mà KH có thể bán hàng hóa. Giá chào mua có mức giá thấp hơn Giá chào bán.

Giai đoạn ổn định – một giai đoạn khi mức giá cả chỉ duy trì trong cùng một phạm vi và không thể hiện xu hướng tăng hay giảm.

Giới hạn bán (Sell limit) – một lệnh chờ thực hiện bán ở giá cao hơn mức giá hiện tại (bán đắt hơn mức giá hiện tại). Lệnh này được đặt với kỳ vọng rằng giá thị trường sẽ tăng đến một mức nhất định và sau đó sẽ bắt đầu giảm.

Giới hạn mua – một lệnh chờ thực hiện mua ở giá thấp hơn mức giá hiện tại (mua rẻ hơn mức giá hiện tại). Lệnh này được đặt với kỳ vọng rằng giá sẽ giảm xuống một mức nhất định và sau đó sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại đây

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh ( tiếp theo)

Vi phạm ký quỹ – một thông báo cho thấy số tiền của các quỹ còn lại trên tài khoản giao dịch đang ở tình trạng còn ít và rằng trong trường hợp diễn biến thị trường không thuận lợi, ngưng giao dịch (stop out) có thể diễn ra. Thông báo này được gửi ở thời điểm khi số tiền còn lại trong tài khoản giao dịch có số phần trăm nhất định so với mức ký quỹ (ví dụ, 80%).

Khoảng trống (Gap) – các ngắt quãng trên đồ thị báo giá gây ra bởi sự không trùng khớp giữa giá mở cửa của một giai đoạn giao dịch với giá đóng cửa của giai đoạn giao dịch trước đó. Điều này có thể xảy ra vì những hoàn cảnh bất khả kháng (ví dụ, sau thời điểm cuối tuần).

Khối lượng – lượng hợp đồng được giao dịch trong một thời gian nhất định.

Khớp lệnh theo cơ chế giá thị trường – phương pháp khớp lệnh, trong đó lệnh được khớp trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu giá thay đổi tại thời điểm thực hiện lệnh, lệnh sẽ được thực hiện ở mức giá mới, đã thay đổi.

thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh (tt)

Khớp lệnh tức thì (Instant Execution) – phương pháp khớp lệnh, trong đó lệnh được khớp ở mức giá chỉ định. Nếu giá thay đổi trong quá trình đang gửi lệnh đến máy chủ giao dịch, khách hàng sẽ nhận được một thông báo về sự thay đổi giá (báo giá lại). Thương nhân có thể chấp nhận mức giá mới hoặc từ chối khớp lệnh.

Kiếm lời chênh lệch giá (Arbitrage) – chuyển tiền từ một thị trường này đến một thị trường khác để kiếm lời từ sự chênh lệch về lãi suất, tỉ giá, hoặc giá cả hàng hóa. Arbitrige là gì?

Lệnh chờ (xử lý) – một lệnh mua hoặc bán các hợp đồng hàng hóa trong tương lai, khi giá đạt đến mức chỉ định trong lệnh.

Lệnh chốt lời (Take profit) – một loại lệnh chờ có tác dụng cố định (chốt) lợi nhuận trong khi giao dịch.

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh (tt)

Lệnh, đơn hàng (vị trí) – chỉ thị của khách hàng về việc thực hiện giao dịch với một tỷ giá cụ thể (mua hoặc bán một đồng tiền này lấy đồng tiền khác). Sau khi lệnh được mở, nó phải được đóng để cố định khoản lãi hay lỗ.

Lệnh dừng lỗ (Stop loss) – một loại lệnh chờ có tác dụng giảm thiểu số tiền lỗ trong khi giao dịch.

Lợi nhuận – sự tăng trưởng dương về số dư, thu được từ hoạt động đầu tư hoặc giao dịch, sau khi đã trừ đi mọi chi phí.

Lot – một lượng các đơn vị hoặc một tổng các tài sản được dùng để thực hiện giao dịch (đối với dầu đậu tương một lot tiêu chuẩn là 14 triệu). 1 đơn vị mua bán nhỏ nhất trong giao dịch hàng hoá

Mở lệnh (vị trí) – quá trình mua hoặc bán khối lượng nhất định các hợp đồng hàng hóa, để kiếm lợi nhuận khi có những thay đổi trong các báo giá theo chiều hướng thuận lợi. Để cố định kết quả giao dịch KH phải đóng lệnh.

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh (tt)

Mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại đây

Mức giá trần mong đợi (Resistance level) – thuật ngữ phân tích kỹ thuật, xác định mức giá mà người tham gia thị trường thường bắt đầu bán.

Mức giá sàn mong đợi (Support level) – thuật ngữ phân tích kỹ thuật, xác định mức giá mà người tham gia thị trường thường bắt đầu mua.

Mức ký quỹ (Margin) – bảo đảm cần thiết để thực hiện giao dịch với sự hỗ trợ của đòn bẩy. Ví dụ, nếu đòn bẩy là 1:100 và khối lượng đặt hàng là 10.000 USD thì số tiền ký quỹ phải là 100 USD.

Nhà tạo lập thị trường – một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính lớn, có vai trò xác định các tỷ giá tiền tệ hiện tại do phần lớn hoạt động của họ nằm trong khối lượng của toàn bộ thị trường.

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh (tt)

Nền tảng giao dịch (trading terminal) – phần mềm của Sở, cho phép thực hiện giao dịch từ máy tính hoặc một thiết bị viễn thông. Phần mềm CQG dành cho gaio dịch hàng hóa phái sinh.

Ngưng giao dịch (stop out) – quá trình đóng lệnh tự động. Quá trình này diễn ra vào thời điểm khi số tiền trong tài khoản giao dịch có phần trăm nhất định so với số tiền ký quỹ (ví dụ, 30%).

Nhà môi giới – một cá nhân hoặc một công ty chịu trách nhiệm làm đại lý giữa người mua và người bán các công cụ tài chính và thu một khoản phí (phí hoa hồng).

thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh (tt)

Phân tích cơ bản (FA)– một loại phân tích thị trường, trong đó dự báo được dựa trên các tin tức của thị trường tài chính; phân tích các thông tin kinh tế và chính trị để dự đoán biến động của thị trường.

Phân tích kỹ thuật (phân tích đồ thị TA) – một loại phân tích thị trường, đưa ra dự báo dựa trên dữ kiện rằng thị trường có đặc tính “ghi nhớ” và những thay đổi trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi các hình thái của nó trong quá khứ.

Số dư – tổng các khoản tiền trong tài khoản giao dịch sau khi kết thúc giao dịch cuối cùng tại một thời gian nhất định.

Thanh khoản – tính năng có thể trao đổi được một tài sản này với một tài sản khác. Một thanh khoản lớn hơn giúp đem đến cơ hội thực hiên giao dịch lớn mà không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đáng kể về giá cả.

Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh (tt)

Tiền gửi/Tiền ký quỹ – khoản tiền đưa vào tài khoản để phục vụ các giao dịch tiếp theo.

Tổng tài sản (Equity) – một chỉ số đặc trưng cho trạng thái tài khoản của KH ở thời điểm hiện tại. Tổng tài sản đươc tính như sau: tổng tài sản = số dư + ký quỹ + lời tạm thời – lỗ tạm thời.

Xu hướng – khuynh hướng chuyển động một chiều có thể dễ dàng nhận biết của thị trường (tăng, giảm, ổn định).

Xem thêm cung cầu để nhận biết xu hướng

Xem thêm ADX để xác nhận xu hướng

Vị trí bán (Sell) – vị trí bán. Lợi nhuận của nó tăng khi giá thị trường giảm.

Vị trí mua (Buy) – vị trí mua. Lợi nhuận của nó tăng khi giá thị trường tăng.

Trên đây là những thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh mà KAMETHOD tin rằng có thể giúp anh chị em có thêm thông tin để giao dịch trên thị trường hàng hóa cũng như thị trường tài chính này được rõ hơn.

Anh chị em muốn giao dịch hàng hóa phái sinh cùng KAMETHOD thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam vui lòng liên hệ để KAMETHOD hỗ trợ thêm nhé!

LIÊN HỆ

    Mở tài khoản chứng khoánMở tài khoản hàng hóaTư vấn danh mục Chứng khoán

    Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh?

    Thuật ngữ trong giao dịch chứng khoán phái sinh?

    Điểm giống và khác nhau giữa Thuật ngữ trong giao dịch hàng hóa phái sinh và Thuật ngữ trong giao dịch chứng khoán phái sinh.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *